Knuckle Ball là gì và nó có độ khó cao như thế nào để luyện tập và thành thạo kỹ thuật này. Với bộ môn túc cầu, có rất nhiều tình huống đá phạt có thể tạo thành bàn thắng ngay lập tức với cú sút đặc biệt này. Thậm chí ở các tình huống trong trận đấu, cầu thủ cũng có thể tận dụng các khoảnh khắc sơ hở của đối phương. Sau đó thực hiện Knuckle Ball để thay đổi hướng bay khiến thủ môn không thể phản ứng kịp, tạo cơ hội ghi bàn cao nhất có thể. Cùng trang Socolive TV tìm hiểu tại đây nhé!
Giải thích về Knuckle Ball là gì?
Kỹ thuật Knuckle Ball là gì, hay còn được gọi là “xục bóng” hoặc “bóng lắc lư”. Là một kỹ thuật sút bóng đặc biệt được sử dụng trong bóng đá. Khi áp dụng kỹ thuật Knukle Ball để sút bóng, nó sẽ bay theo một quỹ đạo khó lường và gây khó khăn cho thủ môn khi rất khó để có thể bắt trúng nó trên đường bay.
Đá bóng lắc lư được phổ biến là bởi nó đem lại tác dụng lớn trong việc ghi bàn và làm khó thủ môn đối phương. Rất được phổ biến trong các cú sút cận thành của cầu thủ hoặc nhất là các cú sút phạt trực tiếp. Nếu thực hiện tốt cú “xục bóng” khi đá phạt có thể ghi bàn ngay lập tức cho đội bóng.
Khi thực hiện một cú sút Knuckle Ball, quỹ đạo và tốc độ bay của trái bóng gần như là không thể xác định. Vì thế tạo ra hiệu ứng vô cùng khó đoán cho mọi cầu thủ và cả thủ môn bắt bóng. Thủ môn không thể nào nhận ra nó đang bay theo hướng nào cho đến khi bóng bay vào khung thành và làm rung lưới.
Lịch sử ra đời của kỹ thuật Knukle Ball là gì?
Thoạt nhìn thì Knuckle Ball trông có vẻ là một kỹ thuật mới được phát minh gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi ở bóng đá thế giới. Tuy nhiên kỹ thuật này đã tồn tại hơn 100 năm và chỉ đơn giản là nó quá khó để thực hiện nên ít cầu thủ đẳng cấp thế giới có thể thành thạo được “xục bóng”.
Khai sinh từ bộ môn bóng chày
Khởi nguồn của Knuckle Ball là gì, kỹ thuật này được phát triển và sáng tạo bởi các vận động viên bóng chày Mỹ vào những năm 1900. Trong đó các tuyển thủ bóng chày sử dụng các khớp tay của mình để giữ trái bóng trước khi ném đi.
Phương pháp này khiến cho bóng bay đi không có đội xoáy. Tuy nhiên khi ném đi sẽ bay theo một quỹ đạo lắc lư rất khó đoán để đánh bại tuyển thủ đánh bóng. Knuckle Ball đã luôn được phổ biến và sử dụng trong bóng chày từ thế kỷ 20 cho đến hiện tại.
Du nhập và chuyển sang bóng đá
Dĩ nhiên bóng đá ở thời điểm thế kỷ 20 vẫn còn đang được phát triển và đang dần trở thành môn thể thao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều kỹ thuật phức tạp được sáng tạo ra khi chơi bóng. Phải mãi đến những năm giữa sự chuyển giao của thế kỷ 20 và thế kỷ 21, khán giả mới có một số những băn khoăn xung quanh Knuckle Ball là gì.
Lý do là bởi các cầu thủ bóng đá cấp độ thế giới bắt đầu sử dụng kỹ thuật đá bóng này trong các trận đấu thuộc đẳng cấp cao nhất. Với tiền vệ người Brazil Juninho, người được công nhận là cầu thủ đầu tiên sử dụng Knuckle Ball trong bóng đá. Anh sử dụng kỹ thuật này trong các pha sút phạt thành bàn đẹp mắt của mình.
Mặc dù Juninho là người đầu tiên đem “xục bóng” vào thế giới bóng đá, thời điểm bấy giờ ít người thực sự để ý đến kỹ thuật đó và cho rằng anh đã thực hiện một phương pháp sút phạt kỳ lạ nào đó. Phải mãi đến khi Ronaldo sút phạt với bóng có quỹ đạo lắc lư, người ta mới bắt đầu nhắc đến về Knuckle Ball là gì.
Ảnh hưởng trong bóng đá của Knuckle Ball là gì?
Kể từ khi xuất hiện trong môn thể thao vua, Knuckle Ball đã được coi là một trong những kỹ thuật sút bóng khó nhất và mang đến hiệu quả gần như ngay lập tức sau khi thực hiện. Chỉ có những cầu thủ thuộc hàng đẳng cấp thế giới mới có thể thành thạo được kỹ năng khiến quỹ đạo bóng lắc lư như vậy.
Knuckle Ball dần được sử dụng phổ biến hơn trong các pha sút phạt của các cầu thủ. Nhất là với những cú đá phạt trực tiếp khi chỉ cần một cú sút cũng đủ để dẫn đến một bàn thắng hợp lệ.
Trong một trận đấu mà một cầu thủ có kỹ năng “xục bóng” điêu luyện thì sẽ là một cơn ác mộng đối với thủ môn ở phía bên kia. Một khi đã tạo cơ hội và vị trí để cầu thủ thực hiện Knuckle Ball, sẽ rất khó có thể cản phá bởi thủ môn không thể nào đoán được quỹ đạo chính xác của trái bóng.
Tuy vậy kỹ thuật này không chỉ sử dụng để ghi bàn, Knuckle Ball cũng có thể được dùng để tung ra các đường chuyền chiến thuật cho các đồng đội ở vị trí thuận lợi ghi bàn. Trong một số trường hợp, kỹ thuật xục bóng còn có thể được coi là một pha kiến tạo hoàn hảo nếu nó góp công trong việc tạo nên bàn thắng ngay sau đó.
>> Xem thêm: Hat-trick là gì? Đích đến của các cầu thủ chuyên nghiệp
Kỹ thuật cơ bản để thực hiện Knuckle Ball là gì?
Trước tiên cần hiểu rõ đây không phải là một kỹ thuật mà bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể thực hiện được. Nhất là ở trong một môi trường chuyên nghiệp khi các cầu thủ phải dành nhiều thời gian để luyện tập các kỹ năng quan trọng khác. Do đó Knuckle Ball chưa chắc đã là ưu tiên hàng đầu để toàn bộ các cầu thủ phải thành thạo khi thi đấu trên sân bóng.
Đương nhiên điều đó cũng không có nghĩa xục bóng là kỹ thuật bất khả thi để học được. Vẫn có những danh sách các bước và kỹ thuật cụ thể cần chuẩn bị để bắt đầu thực hiện một pha bóng lắc lư hoàn hảo. Dưới đây là cách mà các chuyên gia hướng dẫn người chơi bóng để thực hành kỹ thuật Knuckle Ball.
Tạo khoảng cách với bóng
Hay còn được gọi là chạy đà trước khi thực hiện sút bóng. Vậy sự cần thiết của chạy đà đối với Knuckle Ball là gì? Đó là giúp cầu thủ tạo ra đủ lực để bóng bay với tốc độ đủ nhanh và mạnh. Tránh cú sút quá “hiền” dẫn đến tốc độ bay chậm và thủ môn đối phương có thể dễ dàng bắt được bóng.
Tạo khoảng cách cũng có nghĩa là giữ cho bóng trên chân một cách ổn định và không bị đối phương can thiệp khi đang dẫn bóng đối với các tình huống trong trận đấu. Còn đối với các cú sút phạt thì không quá quan trọng vì khi đó cầu thủ sẽ có đủ không gian và thời gian để ước lượng và tính toán để sút bóng.
Ưu tiên lựa chọn hướng chạy đà so với trái bóng vì điều này quyết định đến hướng bóng bay đi khi bạn sút. Ví dụ như trái bóng được đặt lệch ở phía tay trái đối diện so với khung thành. Khi đó có thể chọn vị trí chạy đà ở bên phải để thuận tiện cho quỹ đạo của Knuckle Ball nhất và ngược lại.
Thao tác của hai chân khi chạm bóng
Khi thực hiện xong chạy đà và bắt đầu chạm chân vào để sút bóng, cả hai chân của cầu thủ phải tuân thủ các thao tác sao cho bóng bay đi theo quỹ đạo mong muốn. Thường cầu thủ sẽ luôn sử dụng chân thuận để thực hiện cú sút. Nếu chạy đà ở bên trái thì sút bóng bằng chân phải và ngược lại.
Trước khi sút bóng bằng một bên chân, chân còn lại phải trở thành chân trụ để giữ thăng bằng để cầu thủ đứng vững và thực hiện cú sút. Chân trụ đặt cách bóng một khoảng đủ để tạo không gian cho bóng bay đi. Đồng thời hơi khuỵu xuống để giữ thăng bằng khi chân còn lại hướng về phía trước để sút bóng.
Chân dùng để sút trái bóng được gọi là chân lăng, chân lăng sẽ cần vung dứt khoát và một lần duy nhất để đưa trái bóng bay với một tốc độ cao. Sau khi sút bóng thì chân lăng vẫn sẽ vung về phía trước theo quán tính. Biên độ cao hay thấp tùy thuộc vào lực của cú sút mà cầu thủ thực hiện. Đó là giải thích cho nhiệm vụ của đôi chân khi thực hiện Knuckle Ball là gì.
Bí quyết để tạo quỹ đạo lắc lư
Nếu chỉ sút bình thường bằng các phương pháp trên thì khó có thể khiến cho trái bóng có quỹ đạo lắc lư được. Vậy điều quan trọng nhất để tạo ra cú sút Knuckle Ball là gì? Đó chính là điểm tiếp xúc của trái bóng và mu bàn chân khi chúng chạm vào nhau. Vậy thì cần phải thực hiện như thế nào và ở các vị trí chính xác ra sao?
Để thực hiện hoàn hảo một cú xục bóng, cầu thủ sẽ sử dụng mu bàn chân của mình để tiếp xúc với bóng. Vậy vị trí tiếp xúc sẽ nằm ở đâu, đó chính là ở chính giữa của quả bóng. Bởi nếu tác động vào các vị trí không đối xứng khác chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng bóng xoáy.
Vì thế một cú sút tác động ngay giữa trái bóng sẽ khiến độ xoáy gần như bằng 0. Đồng thời cần phải chọn được vị trí của mu bàn chân khi tiếp xúc với bóng. Đó chính là phần xương cứng của mu bàn chân mà bạn có thể dùng tay để cảm nhận được vị trí đó ở đâu.
Các kỹ năng phục vụ việc tập luyện Knuckle Ball là gì?
>> Xem thêm: Trận Derby là gì? Tâm điểm nóng hổi của mọi giải bóng
Một người bình thường chắc chắn không thể thực hiện xục bóng ngay lập tức. Điều kiện bắt buộc là người đó phải là một cầu thủ đã tập luyện bài bản và thi đấu trên sân bóng. Thậm chí các cầu thủ chuyên nghiệp còn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát pha bóng lắc lư này trong các trận đấu.
Vậy thì những kỹ năng cần phải thực hiện và sở hữu được để giúp tập luyện Knuckle Ball là gì? Dưới đây là các kỹ thuật cơ bản nhất cần phải nắm rõ từ một cầu thủ thì mới chắc chắn trong việc tạo ra một pha xục bóng hoàn thiện.
- Thành thạo mọi kỹ năng sút bóng và điều khiển trái bóng bay theo quỹ đạo mong muốn ở mỗi lần thực hiện sút của mình.
- Khả năng tập trung cao độ trong mọi tình huống trận đấu và trước khi thực hiện cú sút để tăng tỷ lệ chính xác và thực hiện thành công.
- Phối hợp và thống nhất với các đồng đội trên sân về lối chơi trước khi tham gia các trận đấu. Biết sử dụng Knuckle Ball như một công cụ chuyền bóng và kiến tạo.
- Kỹ năng xoay cơ thể và điều khiển các bộ phận linh hoạt để tạo nên lực tác động bóng bay theo đúng những gì đã được dự tính.
Sau khi đã có được các kỹ năng này, cầu thủ cần không ngừng luyện tập để cải thiện khả năng vung chân, giữ chân trụ và sút bóng theo các quỹ đạo lắc lư với mức độ khác nhau. Hành trình để thành thạo Knuckle Ball sẽ rất gian nan và mất nhiều thời gian.
Rủi ro khi lạm dụng kỹ thuật Knuckle Ball là gì?
Knuckle Ball đã được chứng minh là một kỹ thuật sút bóng độc đáo vì nó mang lại hiệu ứng khó đoán và sở hữu tỷ lệ ghi bàn rất cao. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng kỹ thuật hoặc với tần suất nhiều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và phong độ thi đấu của cầu thủ.
Chấn thương kéo dài nguy hiểm
Hậu quả có thể để lại cho cầu thủ khi thực hiện nhiều các cú sút Knuckle Ball là gì? Đó là việc mu bàn chân sẽ có dấu hiệu đau nhức ở các khớp xương. Nếu không được chăm sóc và hồi phục thì chắc chắn sẽ gây tổn thương lâu dài và khó có thể thi đấu trở lại.
Lối chơi trở nên nhàm chán
Việc lạm dụng quá nhiều kỹ thuật xục bóng cũng ảnh hưởng đến cả kỹ năng và sự phát triển của cầu thủ. Nếu sử dụng Knuckle Ball trong các pha sút phạt quá nhiều, đối thủ có thể sẽ bắt bài và có những phương án chuẩn bị để khắc chế cú sút của cầu thủ. Nó cũng khiến lối chơi của cầu thủ trở nên một màu và nhàm chán khi họ chỉ sử dụng xục bóng trong mọi tình huống của trận đấu.
4 ngôi sao thiên tài của Knuckle Ball là gì?
Thế giới bóng đá không thiếu những thiên tài đã và đang làm khuynh đảo cả thế giới với khả năng sút bóng với quỹ đạo lắc lư của mình. Knuckle Ball đặc biệt còn là kỹ thuật yêu thích và được sử dụng bởi nhiều cái tên đẳng cấp thế giới với thành công là những bàn thắng vô cùng đẹp mắt để trở thành một phần của lịch sử.
Vậy hãy thử điểm qua một vài cái tên nổi cộm nhất trong khả năng xục bóng của mình và làm cả thế giới điên đảo trong cả cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đến hiện tại. Chủ nhân của những pha lập công đỉnh cao với Knuckle Ball là gì.
Didi – Huyền thoại bất tử của Brazil
Cựu tiền vệ/ tiền đạo nổi tiếng nhất lịch sử Brazil được coi là người sản sinh ra kỹ thuật Knuckle Ball trong bóng đá. Sử dụng kỹ thuật này trong các kỳ World Cup đã giúp ông ghi được những pha lập công quý như vàng và đưa đội tuyển Brazil vô địch 2 thế giới hai mùa giải 1958 và 1962. Ông được vinh danh là cha đẻ của các kỹ thuật sút phạt phổ biến nhất thế giới.
Andrea Pirlo – Chân sút thiên tài người Ý
Pirlo cũng là chủ nhân của những cú đá phạt kinh điển đã làm thay đổi cục diện của các trận đấu thuộc khuôn khổ CLB và đội tuyển quốc gia. Kỹ thuật sút phạt của anh được đánh giá là xuất sắc nhất thế giới trong giai đoạn 2006, khi Ý giành được chức vô địch World Cup thứ 4 một cách đầy ngoạn mục và kịch tính trước đại diện Pháp.
Cristiano Ronaldo – Tỏa sáng vào thời điểm vàng
Không ai có thể phủ nhận rằng siêu sao Bồ Đào Nha cũng là một trong những chuyên gia sút phạt đẳng cấp thế giới. Khi chính anh là người đã khiến khán giả theo dõi bóng đá khắp hành tinh phải tìm hiểu về Knuckle Ball là gì. Sở hữu kỹ thuật xục bóng điêu luyện và tạo nên các bàn thắng là điều mà anh làm gần như mỗi ngày.
Juninho – Thiên tài tiên phong kỹ thuật xục bóng
Tiền vệ người Brazil là cầu thủ sút phạt thành bàn nhiều nhất trong lịch sử với tổng cộng 77 bàn thắng qua những pha đá phạt trực tiếp. Juninho cũng chính là người đem đến khái niệm về Knuckle Ball đến với khán giả toàn thế giới.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích và chất lượng về kỹ thuật Knuckle Ball là gì trong bóng đá. Đây là một phần của lịch sử bóng đá và số lượng thiên tài thành thục kỹ thuật này gần như là đếm trên đầu ngón tay.