Sự thật thú vị về “Nhà hát của những ước mơ” – Old Trafford

“Nhà hát của những ước mơ” đã cùng đội bóng đi từ một câu lạc bộ suýt chút nữa xuống hạng với phong độ bết bát, vươn mình trở thành một ông lớn. Thế nhưng thảm họa hàng không Munich đã tước đi của Quỷ đỏ quá nhiều thứ và chính Old Trafford là một nhân chứng chứng kiến Man United từng bước vượt qua nỗi đau của quá khứ, để rồi bước tiếp trở thành đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh như triều đại vàng son của Sir Alex Ferguson. Cùng trang Socolive chúng tôi tìm hiểu nhé!

Lịch sử hình thành Hang quỷ – Old Trafford

Old Trafford được cho phép khởi công xây dựng vào năm 1909 và đến tháng 2 năm 1910, sân mới cho phép mở cửa. Trận đấu đầu tiên trên sân vận động này là trận giao hữu giữa Manchester Unitedcâu lạc bộ bóng đá Liverpool. Trận đấu mà Man United đã để thua với tỉ số 3-4. 

Khi thế chiến thứ 2 nổ ra, nơi đây được sử dụng làm kho chứa và cũng là nơi trú ẩn của quân đội Anh trước sự tàn phá từ bom đạn của người Đức. Tháng 3 năm 1941, Old Trafford bị tàn phá nặng nề nhưng nó vẫn trụ lại cho đến khi chiến tranh qua đi để rồi được khởi công xây dựng lại và mở cửa vào năm 1949, thế nhưng phần mái của sân vận động lúc đó chưa kịp hoàn thiện.

Sau hơn 7 thập kỉ tính từ lúc mở cửa, Old Trafford giờ đây đang là một trong những sân vận động lớn nhất nước Anh với sức chưa hơn 74.000 chỗ ngồi. Tính đến năm 2020, thì sức chứa của Old Trafford chỉ kém Wembley, đồng thời cũng là nơi đón lượng khán giả trung bình tại sân đông nhất với hơn 74.000 người. Còn xét theo phương diện toàn Châu Âu, sân nhà của Manchester United xếp vị trí thứ 7.

Old Trafford
Lịch sử hình thành Hang quỷ – Old Trafford

Biệt danh của “Nhà hát những giấc mơ” 

Biệt danh này đã trở nên quá đỗi quen thuộc không chỉ với các Manucian mà còn với fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc của cụm từ này có lẽ không nhiều người biết đến và chủ nhân của biệt danh này cũng là một người vô cùng đặc biệt và quan trọng trong chặng hành trình vươn mình trở thành đội bóng xuất sắc sau thảm họa Munich, Bobby Charlton. 

Với lịch sử phát triển từ những công nhân đường sắt có niềm đam mê với trái bóng, từng bị rớt hạng, lâm vào cảnh túng thiếu và suýt phá sản nhưng CLB không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng mơ về tương lai tươi sáng. Và đó chính là nguồn gốc của cụm từ “Nhà hát của những giấc mơ”.Tất cả các danh hiệu vô địch đều được trưng bày tại Old Trafford. 

Với kích thước rộng nhất nhì nước Anh, Old Trafford hiển nhiên có tất cả những danh hiệu của đội bóng đều được trưng bày. Bảo tàng Manchester United không chỉ là những chiếc cúp sáng bóng mà nơi đây còn trưng bày những chiếc giày cũ, những chiếc áo đấu đặc biệt của những huyền thoại. Đặc biệt nhất là những số 7 đã từng làm lên thương hiệu của Quỷ đỏ như George Best, Eric Cantona, David Beckham. 

Tất cả những nét chấm phá này tạo thành một trong những nơi đáng thăm quan nhất mỗi khi đặt chân đến thành phố công nghiệp này. Một tour dạo vòng quanh bảo tàng kéo dài gần 90 phút, với giá vé khoảng 25 bảng dành cho người lớn và 18 bảng dành cho trẻ em. Trong khi vé tham quan mà không có hướng dẫn viên sẽ là 15 bảng cho người lớn và 12 bảng cho trẻ em. 

Sự thật thú vị về “Nhà hát những ước mơ” – Old Trafford

Là người hâm mộ màu áo đỏ của chủ sân Old Trafford thành Manchester nhưng có thể bạn chưa biết những sự thật thú vị về sân bóng lịch sử này.

Từng được kỳ vọng đạt đến 100.000 chỗ ngồi

Theo như bảng kế hoạch xây dựng sân vận động vào năm 1909, dự kiến sẽ cho ra đời một sân vận động với sức chứa hoành tráng 100.000 chỗ ngồi với ngân sách cho phép là 60.000 bảng Anh. Tuy nhiên, khi mà công trình bắt đầu, mọi thứ đã xa vời với dự đoán của đội ngũ xây dựng. 

Khi để có sức chứa lên tới 6 con số, mọi chi tiết của sân phải được làm to hơn, chắc chắn hơn để có thể chịu đựng được áp lực lớn từ phía các khán đài. Những điều trên đồng nghĩa với một kết luận rằng 60.000 bảng Anh là không đủ khi đó. Theo ước tính của đội ngũ xây dựng phải cần thêm ít nhất 30.000 bảng Anh nữa để có thể đạt mục tiêu với 100.000 chỗ ngồi.

30.000 ngày nay nghe có vẻ đơn giản khi nó còn không bằng lương hàng tuần của các cầu thủ trung bình chứ đừng nói đến những ngôi sao. Thậm chí thu nhập của Paul Pogba gấp 10 đến 12 lần con số trên. Tuy nhiên nếu quy ra tỉ giá 30.000 bằng vào năm 1909 tương đương với khoảng 7,2 triệu bảng bây giờ. Một con số không hề nhỏ, khi thời đó chỉ cần có 1000 bảng, bạn đã có thể tậu về một chân sút đẳng cấp. 

Trận đấu đông khán giả nhất không có sự góp mặt của Man United

Nghe thật đáng buồn nhưng kể từ khi sân vận động được xây dựng và đưa vào hoạt động cho đến nay, số lượng khán giả kỷ lục từng được ghi nhận là 76.962 người. Nhưng họ không đến đây để xem Man United thi đấu, mà là một trận đấu thuộc Cup FA. 

Nguyên nhân trận bán kết giữa Wolverhampton Wanderers và Grimsby Town diễn ra vào ngày 25/3/1939 được diễn ra tại Old Trafford, thay vì sân vận động Wembley như thường lệ chính vì sân vận động lớn nhất nước Anh được sử dụng làm nơi đóng quân cho thế chiến thứ 2.

Điều đáng buồn là rất có thể con số này khó có thể được tái hiện khi mà tổng số chỗ ngồi của “Nhà hát những giấc mơ’ đã giảm đi chỉ còn xấp xỉ 75.000 chỗ. 

Old Trafford
Sự thật thú vị về “Nhà hát những ước mơ” – Old Trafford

Mất sân nhà trong 8 năm

Thế chiến thứ 2 đã biến Old Trafford không còn gì khác ngoài một đống phế vụn vào năm 1941. Mãi đến năm 1949, thì nó mới được tái mở cửa. Vậy trong gần một thập kỉ Man United đã chơi bóng ở đâu? Câu trả lời chính là sân nhà của câu lạc bộ hàng xóm Manchester City, Maine Road. 

Sau khi quay trở lại Old Trafford, Man United tiếp đón CLB Bolton vào ngày 24/8/1949 và có chiến thắng ròn rã 3-0 trước sự chứng kiến của hơn 41.000 cổ động viên. 

Khi đội bóng đi lên, sức chứa sân vận động đi xuống

Old Trafford cũng trải qua nhiều cuộc trùng tu trong nhiều thập kỷ vừa qua. Có thể kể đến như việc nâng cấp hệ thống mái che, nâng cấp chất lượng khán đài và loại bỏ bớt chỗ ngồi. Nguyên nhân cho hành động giảm bớt số lượng chỗ ngồi đến từ thảm họa Hillsborough năm 1989, tước đi mạng sống của gần 100 người. Vì thế, chính quyền giải bóng đá cao nhất xứ sương mù đã có những quy định khắt khe về số chỗ ngồi tại sân vận động.

Vì vậy con số 76.000 chỗ ngồi đã bị giảm xuống vào những năm cuối của TK XX. Mặc dù đã trình kế hoạch mở rộng sửa chữa sân Old Trafford vào năm 2006, nhưng tất cả những gì mà Man United nhận lại chỉ là cái lắc đầu. Nếu như Quỷ đó muốn đón lượng khán giả đông hơn, thì họ chỉ còn cách chuyển đi nơi khác, một điều xem như là không thể và vô cùng tốn kém thời điểm này. 

Đó chính là lí do mà chúng ta sẽ không bao giờ thấy được kỷ lục khán giả vào năm 1939 tại “Nhà hát những giấc mơ” được phá vỡ.

Old Trafford
Khi đội bóng đi lên, sức chứa sân vận động đi xuống

Những bức tượng vĩ đại

Có tổng cộng 3 bức tượng đồng của 5 nhân vật được đặt xung quanh sân Old Trafford. Đó là bức tượng của bộ ba huyền thoại mà người dân hay gọi vui là Holy Trinity bao gồm Bobby Charlton, George Best và Denis Law. Và 2 chiếc tượng còn lại là của 2 vị chiến lược gia xuất sắc nhất lịch sử Sir Alex Ferguson và Sir Matt Busby. Chính họ đã biến Old Trafford thành “Nhà hát của những giấc mơ”

Lời kết

Old Trafford, một trong những niềm tự hào to lớn không chỉ riêng những người yêu Manchester United mà còn của những người hâm mộ bóng đá Anh. Những vinh quang mà Man United mang lại không phải là điều mà đội bóng khác có thể vượt qua trong ngày một ngày hai, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích về sân nhà của đội bóng con cưng. 

Viết một bình luận