Sau World Cup 2018, cựu tiền vệ của Arsenal bị một bộ phận cổ động viên Đức quá khích khủng bố trên các nền tảng mà xã hội bằng những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc, vậy thì tại sao một người đã được 5 lần bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất năm của bóng đá Đức, một chân sút tài năng như Mesut Ozil lại bị người dân Đức tẩy chay? Cùng trang link Socolive chúng tôi đi tìm hiểu ngọn nguồn cho câu hỏi trên.
Phong cách chơi bóng khác biệt của Mesut Ozil mà Đức đánh mất
Mesut Ozil là một cầu thủ bóng đá người Đức có gốc là Thổ Nhĩ Kỳ. Anh sinh năm 1988 và hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Fenerbahce tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Phong cách chơi bóng của Ozil được đánh giá là kỹ thuật và thông minh. Anh là một tiền vệ tấn công có khả năng kiến tạo và ghi bàn, và được biết đến với khả năng nhận biết và tận dụng khoảng trống rất tốt, đồng thời cũng rất thông minh trong việc chọn thời điểm và hướng chuyền bóng.
Ozil cũng có khả năng điều khiển bóng rất tốt, đặc biệt là trong những tình huống đối mặt với đối thủ. Anh cũng được đánh giá là một trong những tiền vệ có kỹ thuật cao nhất thế giới, với khả năng xử lý bóng và chuyền bóng chính xác.
Ngoài ra, Ozil còn có kỹ năng sút phạt và đá phạt rất tốt, giúp anh trở thành một trong những cầu thủ nguy hiểm nhất trong các tình huống cố định.
Lý do khiến một ngôi sao như Mesut Ozil lại bị nước Đức tẩy chay
Sau nhiều năm gắn bó, Ozil đã ra quyết định chia tay đội tuyển bóng đá nước nhà khi tình yêu và công sức của anh bị ruồng bỏ.
Mesut Ozil mất tiếng nói chung với Schalke 04
Năm 2006, Mesut Ozil nổi lên trong màu áo của Schalke 04 như một trong những tài năng sáng giá nhất của bóng đá Đức. Báo chí gọi anh là chàng cầu thủ với đôi mắt diều hâu, người có khả năng nhìn thấu mọi đường bóng và phát hiện ra những khoảng trống mà không ai có thể nhìn thấy được.
Ozil sở hữu đầy đủ những tố chất cần thiết của một tiền vệ tấn công như khả năng chuyền bóng chuẩn xác, kỹ thuật cá nhân cùng với nhãn quan chiến thuật. Ngay khi mới được đôn lên đội 1, ban lãnh đạo đã tuyên bố: “Cậu ấy nhất định sẽ trở thành một siêu sao tương lai.”
Nhưng chẳng bao lâu sau, những tranh cãi về khi Mesut Ozil khi anh và đội bóng không tìm được tiếng nói chung trên bàn đàm phán. Phía Ozil cho rằng con số 1,5 triệu EURO một năm do Schalke đưa ra là quá ít. Trong lúc ban lãnh đạo tin rằng đó là lời đề nghị hậu hĩnh cho một cầu thủ chỉ mới 19 tuổi.
Mối quan hệ đôi bên nhanh chóng đổ vỡ, huấn luyện viên cũng lạnh lùng tuyên bố: “Cậu ấy sẽ không chơi thêm bất kỳ một trận đấu nào trên Schalke 04.”
Chuyển sang CLB Werder Bremen
Mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi Mesut Ozil chuyển sang Werder Bremen. Dù đã chứng tỏ được thực lực của mình là chân kiến tạo thượng hạng tại Bundesliga, nhưng Ozil vẫn bị đám đông đặt nghi vấn về chất Đức của anh.
Dân tộc Đức vốn là những người đặt nặng yếu tố cội nguồn, còn ngoại hình và phong cách thi đấu của Ozil thì lại rất khác biệt so với tiêu chuẩn Đức. Anh không sở hữu một đôi mắt xanh, một mái tóc vàng và một nước da trắng, còn trên sân, Mesut Ozil cũng không thể hiện sự nhiệt huyết chiến đấu mãnh liệt như bao cầu thủ Đức khác.
Vì thể lực vốn không phải là điểm mạnh của Ozil nên anh hiếm khi lùi sau hỗ trợ mà thường dành trọn sức lực để tham gia vào những tình huống phản công. Điều này đi ngược lại với gu của người Đức và hình mẫu công thủ toàn diện.
Cộng với những lùm xùm liên quan tới chuyện tiền lương, một bộ phận khán giả Đức đã nghi ngờ rằng Mesut Ozil là một kẻ mắc bệnh ngôi sao.
Dư luận về bức ảnh với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan.
Và thế là ngày 13 tháng 05 năm 2018, bức ảnh bao gồm Ozil và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đã được đăng tải khắp các phương tiện truyền thông. Nghe sơ qua thì mọi chuyện chẳng có gì đáng nói, nhưng nếu tìm hiểu kỹ về tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn và sẽ khá bất ngờ về sự độc đoán của Recep Tayyip Erdogan.
Việc Erdogan chụp ảnh với Ozil được coi là một chiêu trò hòng lợi dụng tình yêu của người dân Thổ Nhĩ Kỳ dành cho chàng tiền vệ để gây ông ta chiếm lợi thế trong chiến dịch bầu cử diễn ra sau đó không lâu. Còn Ozil thì bị chỉ trích là kẻ đã tiếp tay trên một tên độc tài tàn ác.
Đúng như lời nói trước đó không chỉ Đức mà dư luận các nước châu Âu khác như Nga, Ý và Pháp cũng lên án mạnh mẽ Erdogan. Nên việc Mesut vô tư chụp ảnh với ông đã khiến không ít người cảm thấy phẫn nộ.
Ozil là người đại diện đứng giữa “làn đạn” tranh luận trong xã hội Đức
Tại Đức, cầu thủ bóng đá là một nghề nghiệp rất được kính trọng. Dưới con mắt của họ các cầu thủ bóng đá là những kỳ tài chăm chỉ và thành đạt, còn truyền thông cũng để tâm và săn sóc những cầu thủ bóng đá hệt như những minh tinh hay người nổi tiếng.
Dù Ozil đã không khai việc anh từ bỏ hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 17 tuổi để được cống hiến, cũng như bày tỏ lòng trung thành với nước Đức. Người dân Đức chưa bao giờ coi Ozil là một trong số họ.
Khán giả Đức dùng việc ông của Ozil là người nhập cư để quy chụp rằng: “Ozil ăn bám nước Đức”, rằng anh chỉ từ bỏ hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ để được chơi trên một đội tuyển quốc gia hùng mạnh hơn mà thôi.
Bản thân Mesut Ozil cũng sớm nhận thức được mình không hợp với thị hiếu với người dân Đức. Sau khi trở về từ một kỳ World Cup 2010 tương đối thành công, Ozil nhanh chóng gia nhập Real Madrid thay vì đầu quân cho những đội bóng lớn của Đức như Bayern Munich hay câu lạc bộ Dortmund.
Kể cả khi chuyển tới Arsenal, Ozil cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và còn được coi là cột sống vàng đã gồng gánh Arsenal rệu rã. Do vậy mầm mống của sự thù ghét mà Ozil phải chịu đựng bao năm tạm thời dịu xuống chứ chưa bao giờ tắt ngấm, như một ngọn lửa âm ỉ chực chờ cơ hội để bùng cháy rực lên.
Con dê chịu tội cho thất bại của đội tuyển Đức tại World Cup 2018
Truyền thông Đức tiếp tục chọn Ozil là vật tế thân. Anh đã bị đả kích mạnh mẽ trên sóng truyền hình. Tức nước vỡ bờ, Mesut Ozil tuyên bố giã từ đội tuyển Đức thông qua một bức tâm thư dài gần 4 trang trên Twitter.
Anh khẳng định hành động của mình hoàn toàn không mang ý đồ chính trị nhưng nó đã bị nhiều tổ chức cực hữu dùng làm phương thức tuyên truyền cho quang điểm phân biệt chứng tộc.
Ozil cũng cáo buộc, người đứng đầu liên đoàn bóng đá Đức có hành vi phân biệt chủng tộc, họ không xứng đáng làm việc cho liên đoàn bóng đá lớn nhất thế giới, nơi có nhiều cầu thủ với nhiều quốc gia khác nhau đang thi đấu cho Đức.
Bấy giờ người hâm mộ quốc tế mới hiểu được phần nào nỗi khổ tâm của Ozil. Còn về phía DFP, họ phải mất gần 3 năm mới có đủ dũng khí để thừa nhận sai lầm của mình.
Mesut Ozil rời đội tuyển Đức với lời oán trách
Ozil từng chia sẻ một bức tâm thư dài gần 4 trang trên Twitter trước khi rời đội tuyển Đức:
“Khi được tuyển thẳng thì tôi là người Đức, còn khi thua tôi chỉ là một kẻ nhập cư. Mặc dù tôi đã đóng thuế cho chính phủ, quyên góp từ thiện cho các trường học ở Đức và cũng đội tuyển giành chức vô địch năm 2014, tôi vẫn không được chấp nhận vào xã hội đức.
Tôi bị coi là “kẻ khác biệt”, tôi nhận giải “Bambi Award” vào năm 2010 với những cống hiến của mình cho xã hội Đức. Rôi giành giải “Vòng nguyệt quế Bạc” của chính phủ Đức vào năm 2014 và trở thành đại sứ bóng đá Đức năm 2015. Vậy nhưng với họ thì tôi không bao giờ là người Đức, có tiêu chí nào dành cho người Đức mà tôi không thể thỏa mãn hay không?
Những người như Lukas Podolski và Miroslav Klose chưa bao giờ bị gọi là người Đức- Ba Lan. Vậy tại sao tôi lại bị gọi là người Đức – Thổ Nhĩ Kỳ? Có phải vấn đề ở đây là do Thổ Nhĩ Kỳ hay bởi vì tôi là một người hồi giáo?
Tôi nghĩ rằng khi một người được gọi là Đức – Thổ điều đó có nghĩa là bất kỳ ai có nhiều nguồn gốc ở Đức đều đang bị phân biệt đối xử. Tôi được sinh ra và giáo dục ở Đức, vậy tại sao người ta lại không chấp nhận tôi là một người Đức?”
Lời kết
Trên đây là ngọn nguồn lý giải cho việc Ozil bị nước Đức tẩy chay, anh đã quyết định chia tay đội tuyển nước nhà sau khi bị ruồng bỏ. Nạn phân biệt chủng tộc quả thực đáng lên án, từ những lời lẽ và hành động không chuẩn mực đã khiến nước Đức đánh mất đi một ngôi sao sáng giá nhất trên bầu trời bóng đá thế giới.